Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

Trong bài viết dưới đây, khoaluantotnghiep.net xin chia sẻ đến bạn các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

>>> Xem thêm: Thuyết nhu cầu Maslow về kỹ năng động viên nhân viên

1. Trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân

Giáo dục Đại học và cao đẳng là một bộ phận nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò và vị trí hết sức quan trọng. Theo điều 39 Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Trước tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, Nghị quyết Đại hội X tiếp tục xác định các nguy cơ tụt hậu về kinh tế được nhấn mạnh. Để phát triển được kinh tế không có con đường nào khác là phải đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Giáo dục Đại học và cao đẳng có nhiệm vụ lớn lao là đào tạo nguồn nhân lực bậc cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Một số nước muốn phát triển nhanh phải có nền dân trí cao. Theo báo cáo của UNESCO – 1995, số dân trong độ tuổi từ 18 – 22 được tiếp thu giáo dục ở một số nước có tỷ lệ là: Mỹ: 82% (năm 1992), Pháp 50% (năm 1993), Hàn Quốc 54,8% (năm 1995), Thái Lan: 20,6% (năm 1994). Tong khi đó, ở Việt Nam là 3,2% ( năm 1993). Như vậy, nước ta vẫn là nước có nền giáo dục cao đẳng và Đại học thuộc số ít, điểm xuất phát thấp. Để đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH đất nước thì yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao là hết sức cần thiết. Các trường Đại học và cao đẳng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực này cho đất nước.

2. Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng

2.1. Khái niệm giảng viên và đội ngũ giảng viên

Khái niệm giảng viên:

Có nhiều cách để định nghĩa giảng viên

Theo Luật giáo dục được quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 thì “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục ĐH, CĐ gọi là giảng viên.

Theo tiêu chuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 2002/TCCP- VC ngày 08/06/1994 của Ban tổ chức Chính phủ đưa ra thì: ” giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH, CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường ĐH hoặc CĐ. (viên chức là công dân Việt Nam trong biên chế, được bổ nhiệm giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp)

Khái niệm đội ngũ giảng viên

Theo từ điển tiếng Việt, đội ngũ là “khối đông người cùng chức năng nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng”.

Các khái niệm về đội ngũ dùng cho các thành phần trong xã hội như đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân viên chức đều có gốc xuất phát từ từ đội ngũ theo thuật ngữ quân sự. Đó là một khối đông người, được tổ chức thành một lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ.

Tóm lại, đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thể hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc không cùng nghề nghiệp nhưng có chung một mục đích nhất định.

Theo Vigri K. Rowland: “Đội ngũ nhà giáo là những chuyên gia trong ngành giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục”

Từ khái niệm nêu trên về đội ngũ nhà giáo, chúng ta có thể quan niệm rằng: Đội ngũ nhà giáo là một tập thể bao gồm những giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, có chung nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho nhà trường hoặc cơ sở giáo dục đó.

2.2. Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của người giảng viên

Tiêu chuẩn của người giảng viên

Theo điều 70 Luật giáo dục 2005, nhà giáo (giảng viên) phải có những tiêu chuẩn sau:

  • Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt;
  • Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
  • Lý lịch bản thân rõ ràng

Căn cứ vào Quyết định số 202/TCCB – VC (08/6/1994) của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành GD&ĐT thì giảng viên Cao đẳng, đại học được chia thành giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.

Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, trình độ đội ngũ giảng viên trước hết phải nói đến hệ thống tri thức mà người giảng viên nắm được. Đó không phải là các tri thức có liên quan đến môn học do người giảng viên trực tiếp phụ trách giảng dạy, mà còn là sự hiểu biết nhất định về các môn khoa học lân cận với bộ môn chuyên ngành nào đó. Đặc biệt là các tri thức mang tính chất công cụ, phương tiện để nghiên cứu khoa học như: Toán học, ngoại ngữ, tin học….và phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học.

Nhiệm vụ của giảng viên

Theo điều 72 Luật giáo dục 2005 nhà giáo có những nhiệm vụ sau:

Giáo dục giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ của nhà trường.

Giữ gìn phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học.- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

3. Chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng

Đội ngũ giáo viên trường học mạnh hay yếu, chính là nhờ chất lượng đội ngũ đó. Cũng theo từ điển bách khoa Việt Nam: “… chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như là một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy mô về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy luật ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của số lượng và chất lượng”.

Theo Lê Đức Phúc (trong bài chất lượng và hiệu quả giáo dục- nghiên cứu GD tháng 5/1997 ) thì: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với sự vật khác” , “Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và sự phát triển toàn diện của xã hội …”

Với các khái niệm trên, chúng ta thấy rõ ràng chất lượng và số lượng có liên quan mật thiết với nhau.

Trong các trường cao đẳng, đội ngũ cán bộ giáo viên bao gồm cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), các giáo viên, cán bộ công nhân viên hành chính, cán bộ phục vụ … những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công tác giáo dục học sinh trong nhà trường (trong đó lực lượng giáo viên là trực tiếp và chủ yếu).

Đội ngũ chỉ mạnh khi từng thành viên của đội ngũ mạnh, từng thành viên chỉ mạnh khi thành viên đó có phẩm và năng lực tốt. Phẩm chất và năng lực của từng con người là những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá nhân cách của người đó, nó được biểu hiện ở từng hiệu quả công việc ở từng người.

Theo GS Nguyễn Đức Chính (nguyên Phó Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội) quan niệm chất lượng đội ngũ giảng viên là một khái niệm động, nhiều chiều, ít nhất bao gồm ba khía cạnh: Mục tiêu; quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu; và thành quả đạt được so với mục tiêu.

Theo tác giả Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp – ĐHQG Hà nội và theo tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế thì: “ Chất lượng đội ngũ giảng viên được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra”

Tựu trung lại có thể tóm tắt chất lượng đội ngũ giảng viên thể hiện ở hai tiêu chí: Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động (năng lực tác nghiệp). Trong hai tiêu chí trên thì tiêu chí thứ hai ( năng lực hoạt động ) dù vất vả mới đạt được nhưng dễ đánh giá và dễ hiểu chỉnh hơn.

Tiêu chí thứ nhất (phẩm chất đạo đức tuy rất dễ nói nhưng rất khó đo lường, vì vậy nên rất khó hiệu chỉnh.

4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên

4.1. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên về quy mô

Mục tiêu đánh giá: So sánh đội ngũ người lao động của một tổ chức hiện có với đội ngũ người lao động của một tổ chức cần thiết (nhu cầu) để hoàn thành công việc thực tế theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức do pháp luật quy định.

Căn cứ để đánh giá chất lượng giảng viên theo quy mô, bao gồm:

+ Quy mô giảng viên hiện có căn cứ vào Báo cáo tình hình nhân lực của tổ chức ở thời điểm đánh giá.

Quy mô giảng viên cần thiết, căn cứ vào các tài liệu liên quan quy định về:

Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức theo quy định của Pháp luật; mô hình tổ chức bộ máy theo chiến lược phát triển tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể liên quan đến thời điểm đánh giá; các tài liệu nghiên cứu phát triển tổ chức; các chính sách phát triển nhân lực của tổ chức.

4.2. Đánh giá chất lượng giảng viên theo thâm niên, kinh nghiệm công tác

Đây là một tiêu chí được quan tâm khi tiến hành đánh giá chất lượng nhân lực trong hệ thống các trường học. Do đặc thù hoạt động của một tổ chức đòi hỏi nhân lực phải có kinh nghiệm thực tế theo chuyên môn được đào tạo, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chất lượng nhân lực của nhà trường phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế, kỹ năng nghề nghiệp tích lũy được trong quá trình giảng dạy theo đúng với chuyên môn được đào tạo của người lao động.

Phương pháp đánh giá: So sánh tỷ trọng đội ngũ người lao động theo thâm niên, kinh nghiệm công tác qua các năm và đưa ra nhận xét.

Căn cứ đánh giá: Thời gian làm việc thực tế theo chuyên môn đào tạo căn cứ vào số liệu của tổ chức tại thời điểm đánh giá qua các năm.

4.3. Đánh giá chất lượng giảng viên theo trình độ được đào tạo

Phương pháp đánh giá: So sánh tỷ trọng giảng viên của một tổ chức theo trình độ được đào tạo thực tế hiện có với chuẩn về cơ cấu giảng viên theo trình độ được đào tạo (cơ cấu giảng viên theo trình độ được đào tạo được xác định theo yêu cầu công việc) và đưa ra nhận xét.

Căn cứ đánh giá:

+ Cơ cấu đội ngũ người lao động của 1 tổ chức theo trình độ được đào tạo hiện có theo số liệu của tổ chức tại thời điểm đánh giá.

+ Cơ cấu chuẩn theo trình độ được đào tạo được xác định theo yêu cầu công việc của từng loại tổ chức cụ thể được đánh giá.

4.4. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên theo kết quả xếp loại sinh viên tốt nghiệp

Phương pháp đánh giá: So sánh tỷ trọng kết quả xếp loại sinh viên tốt nghiệp thực tế với chuẩn kết quả xếp loại sinh viên tốt nghiệp(chuẩn kết quả xếp loại sinh viên tốt nghiệp dùng phiếu điều tra) và đưa ra nhận xét.

Căn cứ đánh giá:

  • Xếp loại tốt nghiệp của sinh viên hiện có theo số liệu của tổ chức tại thời điểm đánh giá.
  • Cơ cấu khảo sát theo vùng của tổ chức cụ thể được đánh giá.

4.5. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên theo kết quả đánh giá của sinh viên

SV tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là việc làm không mới ở các nước có nền giáo dục phát triển thuộc Châu Âu, Hoa Kỳ. Riêng ở Việt Nam, hoạt động này chưa được ủng hộ nhiều. Từ xưa đến nay, trong quan niệm của người Việt Nam “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” mà đã là thầy thì SV không có quyền nhận xét, đánh giá. Chỉ có thầy đánh giá trò, không có chuyện trò đánh giá thầy. Tuy vậy, theo xu thế phát triển chung của xã hội, việc đánh giá hoạt động giảng dạy của GV thông qua đánh giá của SV đã bắt đầu được thực hiện trong nhiều trường cao đẳng, đại học.

4.6. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên theo kết quả đánh giá của cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý đánh giá GV là một trong những phương thức, hoạt động đánh giá năng lực giảng dạy của GV. Thông qua việc đánh giá này, GV sẽ nhìn nhận lại và có cơ hội để hoàn thiện và làm mới mình hơn. Nói cách khác, đây là phương tiện để từng GV xác định năng lực, hiệu quả giảng dạy của mình. Điểm mấu chốt để thực hiện việc đánh giá hay một nghiên cứu đạt kết quả tốt là phải xác định được những câu hỏi cần trả lời và cách thức trả lời những câu hỏi đó và việc cán bộ quản lý tiến hành đánh giá GV nên được thực hiện định kỳ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *