Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Vai trò của phát triển nguồn nhân lực

Vai trò của phát triển nguồn nhân lực

Trong thời đại hiện nay con người được coi là một “tài nguyên” đặc biệt, một nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Do đó phát triển con người chiếm vị trí trung tâm trong phát triển nguồn lực. Việc đầu tư phát triển con người là đầu tư chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.

Vai trò của phát triển nguồn nhân lực

Vai trò của phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu chính của công tác PTNNL nhằm sử dụng tối đa NNL hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua giúp NLĐ hiểu rõ hơn về công việc, trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao, thí độ làm việc độc lập tự giác, nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc dự kiến trong tương lai. DO đó PTNNL trong tổ chức hiện nay cần quan tâm đúng mức hơn với hai lý do chủ yếu sau:

a) Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của NLĐ: NLĐ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ có cơ hội hơn trong việc bố trí sắp xếp  công việc, tiền lương và thu nhập cao hơn những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề thấp trong tổ chức. PTNNL giúp cho NLĐ:

– Tạo ra sự gắn bó của NLĐ với tổ chức

– Tạo ra tính chuyên nghiệp của NLĐ

– Tạo ra tính thích ứng của NLĐ với công việc hiện tại hoặc công việc trong tương lai

– Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của NLĐ

– Tạo cho NLD có những tư duy mới sáng tạo trong công việc

b) Để đáp ứng nhu cầu phát triển của tổ chức thì PTNNL là một trong những giải pháp chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hơn trong thực hiện công việc, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức; duy trì và nâng cao chất lượng NNL tạo điều kiện để sử dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ. Cụ thể PTNNL giúp tổ chức:

– Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc cải thiện năng suất lao động

– Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc

– Giảm bớt sự giám sát vì NLĐ được đào tạo là người có khả năng tự giám sát

– Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức

– Duy trì nâng cao chất lượng NNL

– Tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý vào tổ chức

Xem thêm :

phân loại kỹ năng sống

+ Kỹ năng là gì

vai trò của bảo hiểm xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *